Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG

Kính chào toàn thể quí vị đồng tu A Di Đà Phật

 

Niệm Phật Viên Thông Chương
ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM KINH
ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu pháp môn Tịnh Độ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng:  Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, danh hiệu là Vô Lượng Quang.  Trong một kiếp có mười hai đức Như Lai kế nhau thành Phật, vị thành Phật sau cùng danh hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang.  Đức Phật kia chỉ dạy con pháp Niệm Phật Tam Muội.  Thí như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế, nếu có gặp nhau cũng như không gặp, dầu có thấy nhau cũng như không thấy.  Nếu hai người đều tưởng nhớ nhau, cả hai người càng nhớ càng khắc sâu trong lòng.  Như thế từ đời này cho đến đời khác, như hình với bóng, không cách xa nhau.  Mười phương Như Lai, thương nhớ chúng sanh, như mẹ nhớ con.  Nếu con bỏ trốn, tuy rằng tưởng nhớ chẳng có ích gì?  Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con, mẹ con đời đời kiếp kiếp không cách xa nhau.  Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ.  Như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.  Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn.  Nay ở cõi Ta Bà này, rộng độ những người niệm Phật, vãng sanh về Tịnh Độ.  Phật hỏi về chứng đắc viên thông, con không lựa chọn, đều nhiếp lục căn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam Ma Địa, đó là thù thắng nhất.

Việt dịch: Pháp Sư Minh Nhẫn

Nhạc Kinh: Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Video
QUY TẮC TU HỌC
Lời khai thị của ẤN QUANG ĐẠI SƯ
Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi đứng nằm ngồi ăn mặc, từ sáng đến tối từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
          Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
           Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Cư sĩ Bùi Dư Long dịch


PHƯƠNG PHÁP NIỆM 10 DANH HIỆU
A DI ĐÀ PHẬT 

Phương pháp niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà Phậý muốn từng người. Chúng ta lặp lại công phu nầy 8 lần nữa trong một ngày. Như vậy, chúng ta công phu theo phương pháp nầy 9 lần trong mỗi ngày. Thời gian đó được đề nghị như sau:

1. Ngay khi vừa thức giấc buổi sáng sớm.
t là phương pháp đơn giản, lợi ích thiết thực trong việc hành trì pháp môn niệm Phật. Đặc biệt thích hợp với những người ít có thời gian tu tập. Hành trì theo phương pháp nầy sẽ giúp cho chúng ta nhất tâm chánh niệm A-Di-Đà Phật và giúp cho chúng ta an lạc thanh thản ngay trong giây phút hiện tại. Thời khóa hành trì được bắt đầu khi chúng ta thức giấc vào sáng sớm. Chúng ta ngồi thẳng người và niệm rõ ràng danh hiệu A-Di-Đà Phật 10 lần với tâm chánh niệm, niệm lớn tiếng hay niệm thầm tùy theo
2. Trước khi bắt đầu dùng điểm tâm.
3. Sau khi dùng điểm tâm.
4. Trước khi làm việc chính trong ngày.
5. Trước khi ăn trưa.
6. Sau khi ăn trưa.
7. Trước khi ăn tối.
8. Sau khi ăn tối.
9. Lúc đi ngủ.

Quan trọng nhất là hành trì đều đặn. Sự gián đoạn, không kiên nhẫn khi hành trì sẽ làm giảm hiệu lực tác dụng. Nếu hành trì liên tục, tinh cần thì người tu sẽ thấy càng ngày thân tâm càng gia tăng niềm an lạc.
Tinh tấn hành trì phương pháp niệm 10 danh hiệu A-Di-Đà Phật kết hợp với niềm tin và bản nguyện chân chính không thay đổi, chắc chắn bảo đảm tâm nguyện vãng sinh cõi Tây phương Cực Lạc, cõi Vô lượng thọ, Vô lượng quang sẽ được thành tựu. Nguyện rằng mọi người đều cùng nhau tu tập. 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Trích: Nhận Thức Phật Giáo

Tịnh Không Pháp Sư giảng
Bản dịch Việt ngữ: Thích Nhuận Châu

Tịnh thất Từ Nghiêm - Đại Tòng Lâm
 PL.2547 - DL.2003

Kệ Niệm Phật
Nam Mô A-Di-Đà
Không gấp cũng không huỡn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ. 
Nhiếp tâm là Định học.
Nhận rõ chính Huệ học.
Chánh niệm trừ vọng hoặc.
Giới thể đồng thời đủ. 
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện tiền
Tam-muội Sự thành tựu. 
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng Lý Pháp thân hiện. 
Nam mô A-Di-Đà
Nam mô A-Di-Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm.
Phật lịch 2500 – Dương Lịch 1956
Hân Tịnh Tỷ-Kheo
Thích Trí Tịnh
biên soạn
Ban biên tập vi tính & trình bày:
www.thondida.com

                    Cập nhật: 09-10-2008

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Phật giáo là gì
Điều trước nhất xin được phép thưa rằng: Phật giáo được sáng lập trên căn bản trí tuệ, lấy trí tuệ làm nền tảng để giải thoát con người. Cũng vì vậy Phật giáo được xem là đáp số thích hợp và gần gũi với khoa học về những quy luật tự nhiên của cuộc sống. Phật giáo chủ trương công bằng, con người có quy luật nhân quả (Dhamma niyama) tức là con người là chủ nhân của chính mình. Phật giáo cũng lại chủ trương xóa bỏ những nỗi lo sợ vu vơ về sự chết thường ám ảnh con người.

Phật giáo không phải là một tín ngưỡng có hệ thống, lấy đức tin và tôn sùng lễ bái làm cứu cánh. Phật giáo không trung thành với một thần linh hay siêu nhiên nào? Phật giáo khuyên con người tự phát triển khả năng và trí tuệ của chính mình. Phật giáo không tin tưởng ở một quyền lực cao siêu nào có thể quyết định được vận mệnh của con người.


Phật học không những thích hợp với khoa học mà còn bổ sung những khiếm khuyết của khoa học”. Phật giáo mang tính chất thiết thực gần như khoa học. Phật giáo là bánh xe, chiếc xe hay cái bè, cái thuyền để chuyển tải con người thoát khỏi bể khổ luân hồi. Phật giáo và khoa học hỗ tương cho nhau. Vì vậy, Phật giáo không đòi hỏi nơi người Phật tử có một đức tin mù quáng. Phật giáo khuyến khích và chủ trương tự do bình đẳng, phù hợp với lý trí và thời đại. Phật giáo độ sinh chứ không độ tử.


Phật giáo không đòi hỏi lòng tin mù quáng vào những giáo điều hay tín điều; trái lại, Phật giáo khuyến khích con người chứng nghiệm giáo lý qua trí tuệ suy xét và qua kinh nghiệm của chính bản thân mình. Nói một cách khác đó là “chánh kiến” (Sammaditthi). Đức Phật dạy: “Không nên tin những lời đồn đại”. Vì Phật giáo là một giáo lý thực tiễn, một phương tiện giải thoát mà theo danh từ Pali gọi là: “Dhamma”:”


Đức Phật còn dạy rằng: việc hoài nghi là quyền của con người. Người phật tử không làm nô lệ cho một cá nhân nào hay một quyển sách nào; không nên nhắm mắt tin càn về những điều mình còn hoài nghi. Phật giáo không phải là siêu hình. Phât giáo không phải là một chủ nghĩa độc đoán, độc thần hay hoài nghi. Phật giáo tin rằng con người có kiếp luân hồi.


Phật giáo là một nền giáo dục trí huệ, nhân bản vô lượng vô biên, căn cứ vào nguyên lý và hiện tượng của vũ trụ. Nền giáo dục mà đức Phật dẫn dắt và chỉ dạy cho chúng sinh hài hòa âm dương, sống khiêm tốn và suy nghĩ linh hoạt. Khuyên con người làm những điều phúc đức, tốt lành trong xã hội và trong đời sống cá nhân hàng ngày từ những việc nhỏ nhất cho đến việc lớn nhất, vĩ đại nhất, dựa trên phương diện thời gian, không gian và bao hàm cả quá khứ - hiện tại- và tương lai. Nền giáo dục đó dạy chúng ta dùng trí tuệ để nhận xét sự việc làm chuẩn.


Phật Giáo là nền giáo dục của Phật Ðà, là nền giáo dục chí thiện viên mãn đối với chúng sanh. Nội dung của nền giáo dục này bao gồm sự kiện và trí tuệ vô tận vô biên, so với nội dung quá trình Ðại Học hiện đại còn nhiều hơn. Về mặt thời gian nó nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Về mặt không gian, nó nói đến cuộc sống trước mắt của chúng ta, suy diễn đến cái thế giới vô tận. Cho nên, nó là giáo học, là giáo dục chẳng phải là tôn giáo. Nó là nền giáo dục giác ngộ vũ trụ nhân sinh. Học Phật là sự thụ hưởng tối cao của đời người. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:


“Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.
Chỉ có ta làm ta tránh được điều tội lỗi, chì có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.
Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.


Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi tìm sự thực là chân lý xuyên qua tu tập của người Phật tử chân chính dùng Trí Tuệ -- Giới Hạnh – Chế Ngự nhất là phải dùng tâm trí và cương quyết để thắng dục vọng. Từ vô minh dần dà làm nghiệp lực hao mòn dẫn đến tham dục.
Muốn thắng vô minh – dục vọng,chúng ta cần phải luyện tập một cách công phu và thực hành đúng . Phương pháp đó không ngoài Phật pháp, bằng cách có một tư duy chân chính theo gương đức Thế Tôn, trải qua chặng đường giác ngộ với tinh thần tự lực và quyết tâm sống đạo đức, luôn luôn dùng trí tuệ để cân nhắc và giải quyết mọi sự việc. Ngoài ra, người Phật tử phải có từ tâm (metta) và bao dung (karuna). Chính từ tâm và lòng bao dung của đạo Phật là nền tảng của một xã hội tiến bộ, trong đó con người được đối xử bình đẳng với nhau, giải tỏa được nỗi khổ đau khắc khoải của đời người như những lời dạy của đức Phật trong “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka) gồm cả tri thức- đạo đức và tinh thần. Chúng ta, những người xuất gia hay tại gia luôn luôn nhớ lời đức Phật dạy là ánh sáng, là đuốc soi đường để chúng ta hành trì. Có như thế mới là người con Phật giác ngộ.


Chúng ta còn có bổn phận làm theo lời đức Phật dạy là luôn làm công viêc bố thí, pháp thí, vô úy thí. Vì không có công đức nào lớn nhất và cũng không có công đức nào sánh bằng. Giảng kinh, thuyết pháp, viết bài, viết sách nói về Phật hay in kinh sách đem phân phát cho mọi người. Bố thí tiền bạc, vật dụng cho những người nghèo khó, túng quẫn, sa cơ lở bước …. là một hạnh phúc tuyệt vời. Việc làm này có giá trị và có lợi ích vô biên không có gì sánh bằng vì đó là hoài bão và tâm nguyện của chúng ta.


Những lời chỉ dạy của đức Phật tuy không đi sâu vào khoa học, triết học nhưng những luận lý cao siêu về vũ trụ, xã hội, nhân sinh và con người Ngài đã đi trước các học giả và các nhà khoa học hiện đại.


Tóm lại, có nhiều cách định nghĩa Phật giáo? Nhưng định nghĩa cách nào chúng ta cũng nên nhớ câu: “Tất cả vì Phật pháp, tất cả vì chúng sinh!”. Những lời dạy của đức Phật cách đây đã trên 2500 năm, nhưng đến ngày nay và hiện tại bây giờ, bước qua thế kỷ 21 vẫn còn hiệu lực thực dụng. Và những điều nầy đã được các nhà hiền triết và các nhà tri thức đếu phải công nhận đó là chân lý. Nói một cách khác Phật giáo là một chân lý trường tồn không có gì có thể đổi thay được./.
Suu tam tu: Thích Đức Tĩnh 



Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay 

            ===>Xin xem thêm tập tin 

**********************************************************************************************************************************************************************





MƯỜI BỐN ĐIỀU RĂN CỦA PHẬT

1.- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
2.- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

3.- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

4.- Bi ai lớn nhất của đời người là ganh tỵ.

5.- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

6.- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.

7.- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty.

8.- Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

9.- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

10.- Tài sản lớn nhất của đời người la sức khỏe, Trí Tuệ.

11.- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

12.- Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.

13.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

14.- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

 
Trích lời kinh Phật

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Pháp Thoại Cư Sĩ Diệu Âm

Tổng Hợp Các Bài Pháp Thoại Của Cư Sĩ Diệu Âm

Video

Cư Sỉ Diệu Âm chùa Hoằng Pháp 2010
| 1 Tập |

Video
Cư Sĩ Diệu Âm, tại Âu châu 2013
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 | Tập 11 | Tập 12 | Tập 13 | Tập 14 | Tập 15 | Tập 16 | Tập 17 |

Video

Pháp Thoại Tại Hà Lan
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Pháp Thoại Tại Tiệp Khắc
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 |

Video

Nói Chuyện với các liên hửu khắp nơi
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 |

Video

Khuyên Người Niệm Phật-Ðạo Tràng Chúng
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 |

Video

Tọa Đàm Tại Chùa Từ Xuyên
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 |

Video

Tọa Đàm tại Niệm Phật Đường Liên Trì
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Tọa Đàm tại Chùa Long Thọ
| Tập 1 | Tập 2 |

Video
Tọa Đàm tại Chùa Ba Vàng, Hà Nội
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 |

Video

Cư Sĩ Diệu Âm Tọa Đàm tại Tịnh Tông Học Hội Oregon
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Niệm Phật Ðường Tại ViệtNam - Hộ Niệm Cần Chú Ý
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Buổi Tọa Đàm Tại Lynnwood
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Chùa Thanh Hải - Ðà Nẵng
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Ðạo tràng Liên Hoa (Cà Mau)
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Khuyên Người Niệm Phật Tại Chùa Đức Hòa
| 1 Tập |

Video

Chùa Viên Quang - Xác quyết niềm tin vào Pháp Niệm Phật
| 1 Tập |

Video

Chùa Long Khánh - Qui Nhơn
| 1 Tập |

Video

Tọa Ðàm tại Chùa Phổ Thiện Hòa
| 1 Tập |

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Truyện Phật Giáo Hay !

1. BẤT THỐI TÂM

Thuở xưa có một người, tuy không được ai giáo hóa cho, nhưng vì đụng chạm trong đời, bị chuyện thế sự dầy vò, chuyện thị phi nhân ngã làm cho khốn đốn quá nhiều nên vô cùng phiền não và đâm có những suy nghĩ như sau: một con người trầm luân trong cõi trần lao này, cuối cùng được cái gì ? Trong vũ trụ mênh mông con người bé nhỏ li ti chỉ như một hạt cát của sông Hằng, thế mà suốt ngày tâm trí chỉ dùng trong việc tranh đoạt hoặc lừa gạt dối trá bên ngoài, đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời mang theo được gì ? Một đời người như thế, thử hỏi có ý nghĩa nào không ?


Ông lại nghĩ đến đời sống của người tu, đó là những người làm việc vì chúng sinh, đời sống như thế thì cao cả biết bao! Những người tu ít nhất không bị thế sự trần lao làm cho khốn đốn phiền não, hơn nữa, họ còn có thể đắc được thánh quả của sự giải thoát trong tương lai. Nghĩ đến đây, ông rời bỏ gia đình đi tu làm sa môn.

Vị sa môn này từ sáng sớm đến chiều tối chăm chỉ tu học, không phút nào dám giải đãi. Chỉ cần nhớ lại đời sống của ông lúc trước và cái quả vị thánh mà ông nhắm đến trong tương lai cũng đủ thôi thúc ông chuyên cần học đạo.

Nhưng năm này sang tháng khác đã trôi qua mà ông vẫn chưa chứng đắc được quả vị nào, không lẽ công phu sâu dày như thế mà vẫn không đúng đạo hay sao ? Ông càng nghĩ càng lo sợ, hẳn là mình đã lầm đường lạc lối hay đang bị ma phá ? Ôi ! Chẳng thà trở về nhà làm kiếp phàm phu cho rồi, cần gì phải tu hành khổ sở như thế này!

Ông lấy quyết định sửa soạn bỏ về nhà rồi bỗng lại do dự. Sự thành công hay thất bại có khi được định đoạt chỉ trong một niệm: bỏ đi thì mấy năm cần khổ học đạo vừa qua coi như đổ xuống sống xuống biển, hy vọng ngộ đạo coi như mất vĩnh viễn ; còn nếu lấy lại tinh thần để tiếp tục con đường tu hành, biết đâu có thể thành tựu một ngày nào đó chăng ?

Trong lúc những ý nghĩ nên đi hay nên ở như thế đang quay cuồng trong đầu ông, thì có một vị thần cây trong núi thấy thế cảm thấy xúc động, vì trong kiếp trước đã từng có nhân duyên với ông. Thần cây rất lo lắng cho ông, biết rằng nếu ông trở về thì sẽ vĩnh viễn trôi nổi trong biển rộng sinh tử.

Thần cây bèn dùng chút thần thông thử thách, biết đâu xoay chuyển được ý chí của ông và giúp cho ông thành tựu đạo nghiệp ? Thần cây bèn hóa thành một vị tỳ kheo ni xinh đẹp, ăn mặc diêm dúa, đeo đầy nữ trang châu báu, ưỡn ẹo làm dáng đến trước mặt vị sa môn.

Vị sa môn thấy thế không chịu được, bèn nghiêm sắc mặt lại mà mắng rằng:

- Cô là tỳ kheo ni, là người xuất gia học đạo, tại sao lại mặc quần áo của người thế tục ? Tại sao lại làm bộ làm tịch để làm quáng mắt người khác ?

Hóa nhân tỳ kheo ni trả lời:

- Chuyện ấy có quan hệ gì ? Quần áo, nữ trang chỉ là huyễn hóa, phấn son chỉ là mầu sắc, thì có gì đáng tham luyến đâu ? Tất cả đều là giả tướng, chính thân của ông bộ cũng không đồng một thể hay sao ? Trước mắt thì thấy có tuổi thanh xuân, có sức khỏe dồi dào, nhưng một khi vô thường đến, đất nước lửa gió phân tán rồi, thì chủ của thân ấy ở đâu ? Vô tướng, thật tướng, chân như vốn bất sinh bất diệt, biết rõ các pháp bổn lai là như thế thì chứng đạo có chi là khó khăn ?

Một con người sống trên thế giới này giống như mặt trăng trên trời vậy: một mình một bóng, đến một mình và đi cũng một mình, trên thân đến không mang một thứ gì và cũng sẽ không một thứ gì trên thân mà đi, không có vật chi thuộc về mình một cách chân thật.

Chúng sinh ngu si, trong những hoàn cảnh hư huyễn không thật mà sinh tham luyến, mê say đến nỗi tự ràng buộc mình vào đó. Không phải cảnh giới mê hoặc con người, mà chính là con người tự đắm chìm vào cảnh giới ; không phải phiền não trói buộc con người mà chính là con người tự đi tìm phiền não để cột ràng mình vào. Vì mê lầm mà tham ái cảnh vật hư huyễn không thật nên suốt một đời sống như mộng, như say, như si, mà còn ngày đêm oán trời hận người. Họ không hiểu cái khổ không phải là cái gì tự có, mà là do ác nghiệp của chính họ chiêu cảm đến.

Chúng sinh thật đáng thương. Họ ngẫu nhiên tạo được vài nhân thiện, chiêu cảm được vài phúc báo, thế là dương dương tự đắc mà không hiểu rằng phúc báo cũng chỉ là giả tạm. Một khi nếm cái mùi giả tướng của thế gian rồi tham luyến nó, thì sẽ thấy cái vui sướng rất khó mà đi theo thân mình mãi mãi, ngược lại cái tai họa thì như bóng theo hình, một giây một khắc cũng không rời. Muốn cầu cái vui sướng tự tại vĩnh viễn thì phải liễu ngộ vấn đề sinh tử, phải vĩnh lìa tham dục và tạo tác.

Trong tam giới, dĩ nhiên cũng có những vị được rất nhiều phúc báo ở cõi trời, nhưng những vị này rồi cũng có lúc hưởng hết phúc và phải bị đọa lạc. Pháp Phật có nói: người ở trong gia đình như ngồi trong lao tù, mà cái tầng trời cao nhất của ba cõi cũng chỉ như lao tù. Chỉ có cái học vô lậu mà chư Phật và chư bồ tát đã tu học, tức là quán chiếu cái tướng "không" của chư pháp, và dừng bỏ cái thấy lệch lạc là có sự sai biệt giữa ta và người, mới là cái cảnh giới thường hằng an vui cứu cánh.

Hóa nhân tỳ kheo ni nói thao thao bất tuyệt một hồi, như một thùng nước sạch dội lên tâm trí của vị sa môn. Ông suy xét kỹ lưỡng ý nghĩa của từng câu nói mới nghe. Ðúng thế, cái giả tướng vốn do tứ đại hòa hợp, chúng sinh vì quá ư say đắm cái giả tướng này mà tự hại lấy mình.

Khi giác ngộ được rằng pháp tính vốn là không, con người sống ở trên thế giới này như một du khách đi qua xứ khác chơi, thì nhìn chúng sinh trong mười phương thật sự không thể nói được là có thân có sơ.

Vị sa môn nhờ thế mà tâm hồn trở nên cởi mở, xả bỏ hết mọi quái ngại. Ý nguyện ban đầu kiên cố trở lại, ông chăm chỉ tu học và về sau đắc được đại tự tại.



2. BÀ LÃO BỘC

Trưởng giả Tu Ðạt tại thành Xá Vệ nước Ấn Ðộ là một vị "đại thí giả", hễ có người nghèo khổ bần cùng đến cầu xin ông cứu giúp, ông liền làm cho người ấy được toại ý. Nhất là đối với Tam Bảo thì ông lại càng cung kính tôn thờ, thường thường cúng dường Đức Phật và chư tăng.


Trong nhà ông trưởng giả Tu Ðạt có một bà lão bộc làm công, rất trung thành với chủ và làm việc rất siêng năng, nên được trưởng giả một lòng tín nhiệm. Chìa khóa nhà kho, vựa lúa đều do một tay bà nắm giữ.

Bà lão bộc này tính nết rất keo kiết, mỗi khi thấy chủ nhân lấy từ kho ra bao nhiêu là tiền bạc của cải để bố thí cho người là trong lòng bà không khỏi cảm thấy tiếc rẻ.

Nhưng điều làm cho bà bất mãn hơn cả là lúc bà thấy Đức Phật và chư vị đệ tử đến nhà trưởng lão thọ cúng dường. Bà thấy lúc đó trưởng giả vô cùng nhiệt thành, hoan hỉ nghênh tiếp và cúng dường Đức Phật. Tâm ganh tị như thiêu như đốt khiến bà ghét Đức Phật thậm tệ. Có một hôm bà còn lập ác nguyện rằng:

- Tôi vĩnh viễn không muốn thấy mặt Phật, không muốn nghe ông ta thuyết pháp cũng không muốn thấy mặt mấy ông tỳ kheo.



Thật là chuyện tốt không ai hay, mà chuyện xấu thì ai cũng biết, nên tin bà lão bộc phát ác nguyện chẳng mấy chốc lan truyền khắp mọi nơi.

Lúc ấy, hoàng hậu Mạt Lợi nghe kể lại, rất lấy làm phật ý. Hoàng hậu biết trưởng giả Tu Ðạt là một vị Phật tử thuần thành, thì làm sao lại dung dưỡng trong nhà một bà nô bộc bất kính Tam Bảo như thế ? Do đó, hoàng hậu hạ lệnh bắt trưởng giả phải cho bà mượn bà lão bộc đến hoàng cung giúp việc nhân dịp bà lập đàn trai cúng dường Đức Phật.

Trưởng giả Tu Ðạt dĩ nhiên không dám trái lệnh hoàng hậu, đằng này mục đích lại là giúp cho việc cúng dường Đức Phật thì ông lại càng tình nguyện hơn nữa. Trưởng giả lập tức dùng mâm vàng đựng đầy trân châu, sai bà lão bộc đem đến hoàng cung để cúng dường Đức Phật. Hoàng hậu ra ý, chủ nhân truyền lệnh, bà lão bộc đâu dám không tuân! Khi Mạt Lợi phu nhân thấy bà lão bộc này, bà nghĩ phải thỉnh Đức Phật dạy dỗ con người tà kiến như thế mới được!

Bà lão bộc đem trân châu đến dâng lên hoàng hậu rồi, vừa mới quay người tính lui đi thì Đức Phật từ cửa chính bước vào, theo sau là các vị đệ tử của Ngài. Bà lão thấy Đức Phật bước vào đâm ra bối rối, cất bước lên tính trốn bằng cửa sau, thì quái lạ thay, Đức Phật cũng lại từ cửa sau bước vào. Lần này bà cuống cuồng lên, tính chạy bằng cửa bên hông nhà, nhưng cũng lại thấy Đức Phật đứng ngay ở ngưỡng cửa bên hông. Bà lão bộc thấy tứ phương tám hướng đâu đâu cũng có Đức Phật và chư vị đệ tử đứng, bà tiến hay lùi gì cũng khó khăn, đành phủ phục xuống đất. Nhưng trên mặt đất, bà vẫn thấy tôn tượng của Thế Tôn. Bà vội vàng dùng hai bay bịt kín lấy mắt, để mắt mình không gặp hình ảnh của Đức Phật nữa nhưng trong khoảnh khắc, mười ngón tay của bà đều hiện lên hình Phật. Bà không cần biết hậu quả ra sao, ba chân bốn cẳng chạy về, trốn vào một căn nhà nhỏ, những tưởng là sẽ không còn thấy Đức Phật nữa. Nhưng như trước, trong gian phòng đen tối ấy, đâu đâu cũng có Đức Phật nên bà lão bộc rất lấy làm đau khổ.

Lại nói đến Đức Phật Thích Ca Mâu ni ở hoàng cung, Ngài không nói gì về thái độ vô lễ của bà lão bộc, chờ thọ cúng xong xuôi mới nói với La Hầu La:

- Bây giờ con có thể đi hóa độ cho bà lão ban nãy. Bà ấy với con có nhân duyên lớn, bà ấy sẽ tiếp đón con nồng hậu và sẽ chấp nhận sự giáo hóa của con.

Tôn giả La Hầu La tuân lệnh Đức Phật đi ngay, ngài từ biệt Như Lai rồi đến nhà bà lão bộc nọ, đứng trước nhà kêu cửa.

Bà lão đang trốn trong nhà, chợt nghe một giọng nói hòa nhã thân thiết bèn vội vàng chạy ra mở cửa nhìn xem là ai. Có lẽ trong lòng còn hoảng hốt, lại hoa mắt nên thấy ngài La Hầu La, bà ngỡ là người từ cõi trời xuống.

Bà lễ lậy và đối xử với La Hầu La như thần thánh, tôn giả bèn dùng thái độ trang nghiêm thuyết cho bà lão nghe pháp thập thiện.

Bà lão nghe rồi, hối hận những lỗi lầm đã tạo trong quá khứ, và nói:

- Ngài là chúa tể cõi trời, ngài quả là cao cả, vì thế nhân chúng con mà thuyết thiện pháp vi diệu để lợi lạc chúng sinh, ngài thật là phi thường hơn mấy ông tỳ kheo kia nhiều!

Lúc ấy, La Hầu La biết bà đã bớt tâm ngã mạn, mới trả lời:

- Pháp của Phật mới là thanh tịnh, mới là từ bi quảng đại. Pháp mà tôi mới nói ban nãy là do thầy tôi dạy. Phận tôi nhỏ nhoi không đáng kể, làm sao so sánh với bậc đại thánh Như Lai được?

Lão bà nghe những lời ấy, định thần nhìn kỹ lại ngài La Hầu La, lúc đó mới tàm quý hổ thẹn không biết làm sao để chui xuống đất. Bà hối hận, bà tự trách, rồi bà khẩn cầu ngài La Hầu La giúp bà sám hối với Đức Phật và can thiệp cho bà được xuất gia.

Phật pháp vốn bình đẳng, giữa người cao sang như vua chúa hay người bần tiện như nô tỳ không hề có sự sai khác.

Bà lão bộc nọ, sau khi đến trước mặt Phật sám hối rồi, bèn xuống tóc xuất gia làm tỳ kheo ni.

Bà chuyên tâm tu học nên chứng được quả vị rất mau lẹ. Có người thấy thế, bèn đến xin Đức Phật thuyết giảng về nhân duyên quá khứ của bà lão bộc này.

- Xa xưa kia, thời Phật Bảo Cái Ðăng Vương có một vị thái tử xuất gia học đạo với Như Lai. Thật ra, vị hoàng tử này tu hành trì giới rất tinh chuyên, nhưng lại lầm lạc theo đường tà. Về sau hoàng tử gặp một vị tỳ kheo, vị tỳ kheo này thuyết pháp dẫn đạo rất hay, nhưng hoàng tử không những không tán thán còn đem lời phỉ báng, bởi vì tuy trì giới nhưng lại rất ngã mạn tà kiến. Do đó chết rồi đọa ác đạo, chịu đủ hết mọi sự thống khổ trong địa ngục, nay tuy sinh thân người nhưng lại chịu phận nô bộc.

Vị hoàng tử thời nọ chính là bà lão bộc trong kiếp này và vị tỳ kheo bị hủy báng kia chính là ta trong quá khứ.

Các vị đệ tử của Đức Phật nghe xong, họ thấy rõ ràng là không thể tạo khẩu nghiệp, nhất là hủy báng người khác, vì quả báo xấu xa của tội này, dẫu có tu hành trì giới cũng không ngăn chận được.



3. Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu

Trời quang muôn dặm, ánh dương chiếu khắp, cảnh sắc tươi vui. Đức Phật đi đến ven rừng, bỗng thấy một con chim ưng đang đuổi theo chim bồ câu trắng. Đứng trước nguy cơ bị mất mạng, bồ câu trắng thấy Phật liền sà vào lòng ngài để lánh nạn. Đức Phật liền bảo vệ, che chở cho nó.

Chim ưng bèn xếp cánh, đáp xuống một cành cây và nói: "Ngài muốn cứu bồ câu thoát chết, lẽ nào lại để cho tôi chết đói!"

Đức Phật ung dung hỏi: "Ngươi cần những gì để no lòng, ta sẵn sàng cung cấp cho ngươi".

Chim ưng liền đáp: "Tôi muốn ăn thịt".


Đức Phật liền rút ra một con dao nhỏ, thản nhiên cắt thịt cánh tay trao cho chim ưng. Nhưng chim ưng chê ít, không bằng thịt bồ câu, do đó. Phật lại cắt thêm thịt; nhưng càng cắt thịt lại bồ câu cho được. Chẳng mấy chốc thịt cánh tay cắt gần hết mà vẫn không làm sao đủ nặng bằng thịt bồ câu.

Chim ưng hỏi Phật có hối hận hay không, Phật đáp: "Ta hoàn toàn không hối hận một mảy may nào hết. Vì muốn cứu vớt mọi sinh linh thì thịt cánh tay ta có gì là đáng tiếc. Nếu lời nói này của ta xuất phát từ lòng chí thành thì mong thịt cánh tay ta sẽ liền lại như trước.

Đức Phật thề nguyện vừa xong, quả nhiên thịt cánh tay ngài trở lại như trước. Chim ưng liền hiện nguyên hình Đế Thích, vút lên không trung hướng về Đức Phật thi lễ, miệng không ngớt tán thán, rồi bay đi.

Tin tức Đức Phật vì lòng từ bi cắt thịt cánh tay hiến cho chim ưng chẳng bao lâu truyền đi khắp nơi, khiến mọi người đều ca ngợi hạnh nguyện hy sinh cao cả của một bậc vĩ nhân.



4. Ðiều Gì Hạnh Phúc Nhất Trên Ðời?

Vui thay Phật ra đời! ...

Câu chuyện này được kể lại khi Ðức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một số thầy Tỳ-kheo.

Một hôm năm trăm Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường và bàn luận:

- Chưhiền, điều gì là hạnh phúc nhất trên đời?

Người thì nói:

- Không có gì hạnh phúc bằng làm vua.


Người khác nói:

- Chỉ có tình yêu là hạnh phúc nhất.

Còn có người nói:

- Chỉ có ăn ngon là hạnh phúc nhất.

Ðức Phật đi đến chỗ các thầy và nói:

- Các ông ngồi đây bàn tán về vấn đề gì?

Các Tỳ-kheo kể lại, Phật dạy:

- Này các Tỳ-kheo! Các ông nói thế nào? Tất cả các hạnh phúc các ông vừa kể đều nằm trong vòng luân hồi đau khổ.

Ngược lại, gặp Phật ra đời, được nghe chánh pháp, sống thanh tịnh và hòa hợp trong Tăng đoàn, những điều ấy là hạnh phúc nhất.

Ngài nói kệ:

Vui thay, Phật ra đời!
Vui thay, Pháp được giảng!
Vui thay, Tăng hòa hợp!
Vui thay, hòa hợp tu!


NGUỒN ĐỌC THÊM: http://phatgiaovnn.com/upload1/bz/showthread.php?t=851#ixzz2fmUtx2Uh

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Hình Hòa Thượng Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không
Lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không, thế danh là Từ Nghiệp Hồng, Ngài sanh tháng 2 năm 1927, tại huyện Lư Giang tỉnh An Huy Trung Quốc. Thời thiếu niên Ngài học ở trường trung học Quốc Lập thứ ba và trường trung học Nam Kinh Thị Lập thứ nhất, năm 1949 Ngài đến Đài Loan, phục vụ ở Thật Tiễn Học Xã, lúc có thì giờ Ngài nghiên cứu học tập kinh sử triết học. Năm 26 tuổi bắt đầu học Phật ăn trường chay, đầu tiên cầu học với nhà triết học giáo sư Phương Đông Mỹ. Kế đến theo học với cao tăng Mật Tông Đại Sư Chương Gia 3 năm. Sau cùng đến Đài Trung cầu pháp với nhà Phật học Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam 10 năm, tổng cộng học tập Phật Pháp 13 năm. Ngài tinh thông kinh luận của các tông phái Phật Giáo và học thuyết của những tôn giáo khác như Nho, Đạo, Cơ Đốc, Islam v.v., đặc biệt là đối với Tịnh Độ Tông Phật Giáo tận tâm tận lực chuyên tu chuyên hoằng, được thành tựu rất là huy hoàng. 
                

Năm 1959, vào năm 33 tuổi, Ngài được thế độ ở chùa Lâm Tế vùng Viên Sơn thành phố Đài Bắc, pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không. Sau khi thọ giới cụ túc Ngài đi khắp nơi giảng kinh thuyết pháp ở Đài Loan và các nước trên thế giới. Trước sau đã giảng giải như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Tịnh Độ Ngũ Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện), Kinh Kim Cang, Kinh Địa Tạng, Kinh Phạm Võng, Kinh Nhân Vương, Kinh Đại Bát Nhã Cương Yếu, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Bát Đại Nhân Giác, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Thù Thắng Chí Lạc, Kinh Đương Lai Biến, Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Kinh Kiết Hung, Lục Tổ Đàn Kinh, Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, Đại Thừa Khởi Tín Luận, Vãng Sanh Luận, Đại Trí Độ Luận, Bách Pháp Minh Môn Luận, Duy Thức Nghiên Cứu, Bát Thức Quy Củ Tụng, Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm, Phật Giáo Tam Tạng kinh điển mấy mươi bộ. Ngoài ra, Ngài còn giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và Liễu Phàm Tứ Huấn, còn có chương trình Nhân Ái Hòa Bình Giảng Đường, giảng kinh thuyết pháp 40 mấy năm chưa từng gián đoạn, hiện nay có phát hành nhiều loại băng giảng cassette, băng giảng video, đĩa CD - MP3, đĩa VCD - DVD, có đến mấy ngàn tập. Cho đến nay mỗi ngày 4 tiếng đồng hồ ở trong phòng ghi hình giảng Kinh Hoa Nghiêm, vui với kinh pháp, chưa hề mỏi mệt...